Tin tức GIV
CÓ NÊN TÌM KIM CƯƠNG NỮA KHÔNG?
Bài viết kỷ niêm ngày sinh nhật 10 tháng bảy năm 2018 , vừa tròn 84 tuổi.
Hàng nhiều thập kỷ đã trôi qua với những nhận thức sai lầm về phương hướng tìm kim cương. Những nhận thức sai lầm cơ bản như sau:
1- Nhận rõ hình thù một craton chưa đúng, thường nhấn mạnh móng kết tinh mà quên lớp phủ nằm ngang bên trên. Giới hạn lớp phủ nằm ngang lại chính là ranh giới một craton. Như vậy, CRATON KON TUM bao gồm lãnh thổ Nam Việt Nam và hầu như lãnh thổ Hạ Lào, lấn sang kể cả lãnh thổ Thái Lan. Phần Đông Nam Craton chủ yếu lộ ra phần móng biến chất Trước Cambri ( Vùng Kon Tum địa lý). CRARON VIỆT BẮC , phức tạp hơn về hình thái. Móng uốn nếp lộ ra ở nhiều vùng địa lý khác nhau: khối Sông Chảy, khối Fansipan; lớp phủ nằm ngang phức tạp hơn nhiều do nhiều quá trình biến dạng muộn hơn. Các trầm tích Paleozoi uốn nếp kiểu dạng vòm; trong khi đó những hệ tầng phun trào và trầm tích Mezozoi cơ bản còn giữ trạng thái nằm ngang. Hơn nữa hoạt động đứt gãy Mz Kz cường độ khá mạnh góp phần biến đổi đáng kể trạng thái nằm ngang của lớp phủ.
2- Phương hướng tìm kiếm kim cương chỉ mới quan tâm đến phạm vi móng uốn nếp Trước Cambri. Đó là một sai lầm quá lớn. Không tìm thấy kim cương là phải.
3- Một số hạt kim cương qua phương pháp trọng sa đã tìm thấy phần lớn kích thước quá nhỏ trong lưu vực của các sông suối chảy trong vùng móng biến chất. Điều này cũng góp phần thu hút các nhà địa chất vào móng kết tinh biến chất.
4- Một sai lầm có tính chất riêng biệt là những người đề xướng phương hướng tìm kim cương phần lớn là những chuyên gia thạch học, hoặc là bị lôi cuốn vào những tiền đề thạch học : các “ phức hệ siêu mafic”, lamprophia , cacbonatit .....
5- HÃY GỠ BỎ SAI LẦM VÀ TÌM RA PHƯƠNG HƯỚNG MỚI
VIỆT NAM TA có đến 2 craton mà thiên nhiên đã ban phát! Làm lại từ đầu và khởi đầu ở đâu? Không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà lãnh thổ Lào và Campuchia, chúng ta có thể cùng tận hưởng món quà đặc biệt : các DIATREME chứa kim cương!
Có thể nhận thấy các ống nổ diatreme kim cương đều xuyên cắt các lớp trầm tích hay phun trào nằm ngang phủ lên trên móng kết tinh biến chất.
GS. TSKH PHan Trường Thị